Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Sửa Hiến pháp. Kỳ 2. Điều 4

Đăng ngày: 21:35 11-12-2011
Thư mục: Tổng hợp
1. "Xy ra chuyn như Vinashin, cui cùng Th tướng đng ra nhn trách nhim. Tôi nhn trách nhim chính tr vi tư cách người đng đu Chính ph, ch tôi cũng không ra quyết đnh nào sai", Th tướng chia s.
...Riêng nhân s lãnh đo ti các tng công ty 91 và tp đoàn thì thc hin theo quy trình, các b qun lý ngành đ xut nhân s, sau đó B Ni v thm đnh, đ ngh Th tướng thông qua. "Nói là Th tướng thông qua nhưng đu là quyết đnh chung ca Ban cán s Đng Chính ph. Th tướng chưa h quyết đnh mt trường hp cán b nào", người đng đu Chính ph khng đnh.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/51894/thu-tuong--vu-vinashin--toi-khong-ra-quyet-dinh-nao-sai.html

2. (VOV) - Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm sự ổn định và phát triển, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Vấn đề đặt ra hiện nay đối với chúng ta không phải là lựa chọn một đảng hay đa đảng, mà là phải thực hiện tốt hơn nữa quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội. Đồng thời thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảng, “Phải dành nhiều công sức tạo được sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ đảng viên đủ phẩm chất và năng lực”, xây dựng Đảng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng./.
(1): Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 7 (106), 2009, tr. 87-89

(2): Ban Tuyên giáo Trung ương, Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, H.2007, tr. 53
http://www.baomoi.com/Vi-sao-Viet-Nam-khong-can-da-Dang/122/5573075.epi
Điều 4
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Đinh Thế Huynh từng phát biểu sau Đại hội Đảng XI với các phóng viên: Việt Nam không cần đa Đảng... Khi Đất nước lâm nguy thì các Đảng phái khác không thấy đâu, chỉ có Đảng Cộng sản đứng ra lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi... nên Đảng Cộng sản phải được nắm chính quyền.... Theo ý này, ta có thể nhìn lại lịch sử Việt Nam và lịch sử láng giềng Trung Quốc. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân hay các thế lực quý tộc địa phương diễn ra, đích cuối cùng là những lãnh đạo đó đều làm vua. Sau 1-2-3 hoặc một số thế hệ đều trải qua giai đoạn suy tàn, chế độ mục nát để rồi lại bắt đầu cuộc chiến để khởi đầu cho một chế độ vua mới. Vậy phát biểu như thế thể hiện một tư duy không tránh khỏi của lịch sử.
Trong vấn đề 2 nêu lên ở trên, tôi nghĩ rằng có một sự lập lờ đánh lận trong câu chữ. Thiếu chủ ngữ. Tôi thử đặt lại nhé:
Vấn đề đặt ra hiện nay đối với chúng ta không phải là DÂN lựa chọn một đảng hay đa đảng, mà là DÂN phải thực hiện tốt hơn nữa quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội. Đồng thời DÂN thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảng, “DÂNPhải dành nhiều công sức tạo được sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng; DÂN xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ đảng viên đủ phẩm chất và năng lực”, xây dựng Đảng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng./.
Như vậy, có thể thấy, thiếu một chủ thể quan trọng, ngữ nghĩa của câu chữ đã bị sai khác một cách nghiêm trọng.
Trong Hiến pháp
Trong chương IX: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Nhân dân
Trong chương X: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
Không tìm thấy quy định về Thị uỷ/Thành uỷ, Tỉnh uỷ; Đảng uỷ Phường/Xã và một bộ máy đông đảo có liên quan đến hàng triệu Đảng viên trong Hiến pháp. Như vậy sự hiện diện của Đảng trong Hiến pháp chỉ có trong Điều 4 một cách ngắn gọn (!).
Trở lại với vấn đề 1. Nhận thấy có thuật ngữ mới, ít gặp trong các văn bản cũng như trên báo chí. "Nói là Th tướng thông qua nhưng đu là quyết đnh chung ca Ban cán s Đng Chính ph. Th tướng chưa h quyết đnh mt trường hp cán b nào".  Tìm xem trong điều lệ đảng
Ðiều 43:
1. Trong cơ quan hành pháp, tư pháp cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp ủy cùng cấp lập ban cán sự đảng gồm một số đảng viên công tác trong tổ chức đó. ..

2. Ban cán sự đảng do cấp ủy cùng cấp chỉ định; có bí thư, nếu cần, có phó bí thư. Ban cán sự đảng làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm trước cấp ủy.
3. Ban cán sự đảng lãnh đạo quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Ðảng; đề xuất với cấp ủy về phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ và quyết định theo thẩm quyền; kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Ðảng. Điều 115 Hiến pháp
...Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
Do vậy, so với Hiến pháp và Điều lệ Đảng thì trong quyết định về Vinashin, Thủ tướng không có tội. Chỉ có dân Việt Nam là tội. Và tội chính ở đây nằm trong Hiến pháp và Điều lệ.
Với chỉ 1/147 điều trong bản Hiến pháp, Đảng đã đứng trên và đứng ngoài Hiến pháp, chế định cao nhất của một quốc gia. Do vậy, việc đòi hỏi sửa Hiến pháp và nếu không thể đa đảng, thì cần phải thể chế hoá một Luật, Luật để giói hạn quyền lực của Đảng đối với sự lãnh đạo của Nhà nước.

  1. Trúc Sơn Thành Tiếu Thích Nhất Huy
    (Bổ sung từ Điều lệ ĐCSVN)
    Điều 10:
    1. Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước.
    .....

    Điều 41:
    1. Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc đoàn thể chính tr - hội
    bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét